Skip to main content

Diễn giả Keynote

GS.TS Andrew J Martin, Đại học New South Wales (Australia), https://www.unsw.edu.au/staff/andrew-martin 

GS.TS Andrew J Martin (H-Index: 107) là  Giáo sư Tâm lý học Giáo dục tại Trường Giáo dục, Đại học New South Wales (Australia). Ông cũng là Nghiên cứu viên danh dự tại Khoa Giáo dục, Đại học Oxford; là Hội viên của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ (AERA) và Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA). GS Andrew nổi tiếng với các nghiên cứu về động lực học tập, sự tham gia của học sinh, quá trình học tập và thành tích học tập. Ông có chỉ số h-index trên Google vượt mốc 100 và theo bảng xếp hạng mới nhất của Stanford/Elsevier dựa trên trích dẫn từ Scopus, Andrew được xếp vào Top 25 trong số hơn 95.000 tác giả toàn cầu được lập chỉ mục trong lĩnh vực Giáo dục. Ông cũng nằm trong Top 5 nhà tâm lý học giáo dục có nhiều ấn phẩm nhất theo bảng xếp hạng quốc tế định kỳ 5 năm gần đây nhất. Ông hiện là Biên tập viên Tư vấn cho các tạp chí Psychological Review, Journal of Educational Psychology, và Educational Psychology, đồng thời tham gia nhiều Ban biên tập quốc tế khác.  

 

GS.TS Kevin Kien Hoa Chung, Đại học Giáo dục Hồng Kông (Trung Quốc), https://www.eduhk.hk/en/experts/professor-chung-kien-hoa-kevin   

GS.TS Kevin Kien Hoa Chung (h-index: 45) là Giáo sư về tâm lý học, giáo dục học, Trưởng Khoa Giáo dục Mầm non và Khoa Giáo dục Đặc biệt và Tham vấn, Đại học Giáo dục Hồng Kông (Trung Quốc), là Chủ tịch Ban Chỉ đạo của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) các năm 2021 và 2025 tại Hồng Kông. Ông được Đại học Stanford xếp vào nhóm 2% nhà khoa học hàng đầu thế giới trong các năm 2019, 2020 và 2023. Kevin đã công bố hơn 200 công trình học thuật. Kevin hiện cũng là Chủ tịch được bầu của Hiệp hội Đọc và Viết châu Á (ARWA) nhiệm kỳ 2024–2026, và là thành viên Hội đồng Quỹ tài trợ nghiên cứu khoa học (Research Grants Council ) và các chương trình tài trợ khác cho nghiên cứu cá nhân trong giai đoạn 2024–2026.

Ông đã phát triển hơn 20 bộ công cụ đánh giá chuẩn hóa  đầu tiên trên thế giới  dành cho các nhà tâm lý học và giáo viên nhằm xác định trẻ em và thanh thiếu niên mắc chứng khó đọc tiếng Trung và tiếng Anh. Ông cũng đã phát triển và triển khai 13 chương trình đào tạo đại học và sau đại học như  Cử nhân Giáo dục Mầm non (dành cho người học nâng cao, hệ danh dự), Thạc sĩ Tư vấn Giáo dục, Thạc sĩ Khoa học về Ngôn ngữ trị liệu Giáo dục và Khó khăn Học tập, Thạc sĩ Giáo dục Trẻ em và Gia đình, Thạc sĩ Giáo dục học (chuyên ngành: Giáo dục Mầm non và Nghiên cứu Gia đình), Chứng chỉ Sau đại học về Giáo dục Mầm non (PGDE-ECE), Văn bằng Giáo dục Mầm non và năm Chương trình Phát triển Nghề nghiệp (PDP).... 

GS.TS Gabriele Schrüfer, Đại học Bayreuth (CHLB Đức), https://www.geographiedidaktik.uni-bayreuth.de/de/team/gabriele_schruefer/index.php

Gabriele Schrüfer hiện đảm nhiệm vị trí Trưởng Bộ môn Phương pháp giảng dạy Địa lý tại Trường Đại học Bayreuth (Khoa Sinh học, Hóa học và Khoa học Trái đất) từ tháng 4 năm 2020. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về Giáo dục Địa lý, Giáo dục vì sự phát triển bền vững (ESD) ở Đức, bà có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục địa lý, với trọng tâm vào phát triển năng lực toàn cầu cho người học, giảng dạy vì sự phát triển bền vững, học tập liên văn hóa và đổi mới sư phạm trong thời đại số, đặc biệt chú trọng đến châu Phi. Bên cạnh dẫn dắt nhiều dự án nghiên cứu quốc tế, bà đã tham gia thực hiện đào tạo giáo viên trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục địa lý và phát triển bền vững suốt nhiều năm.. Trước khi đảm nhận vai trò hiện tại, Giáo sư Schrüfer từng giữ chức danh giáo sư (ngạch W3) hơn 10 năm tại Đại học Münster, Phó trưởng khoa và đồng thời là Giám đốc điều hành Viện Phương pháp giảng dạy Địa lý tại trường này.

 

GS.TS Johnny A. Ching, Đại học De La Salle -Dasmariñas (Philipppin) 

Tiến sĩ Johnny A. Ching là Giáo sư tại Khoa Sinh học, Đại học De La Salle - Dasmariñas từ năm 1996. Ông từng giữ chức Trưởng khoa trong các giai đoạn 1998–1999 và 2009–2011, Phó Trưởng khoa vào năm 2011–2012, và Trưởng Khoa Khoa học và Nghiên cứu Máy tính từ năm 2012 đến 2019. Từ năm 2019 đến 2023, ông đảm nhiệm vai trò Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu của trường. Hiện nay, Tiến sĩ Ching là Trợ lý Phó Hiệu trưởng Phụ trách Nghiên cứu của DLSU-D. Tiến sĩ Ching được vinh danh là một trong 1000 nhà khoa học hàng đầu của Philippines theo Bảng xếp hạng nhà khoa học và đại học của AD Scientific Index trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm Sinh lý học thực vật, Độc học sinh thái và Sức khỏe môi trường.